Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi




Vay Trả Góp Ngân Hàng: Những Điều Bạn Cần Biết
Vay trả góp ngân hàng là một trong những lựa chọn vay vốn kinh doanh phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước khi bạn quyết định vay trả góp, hãy xem bài viết này để hiểu được những điều cần biết về vay trả góp ngân hàng tại Việt Nam và chọn đơn vị cho vay phù hợp nhất.
Trên thị trường tài chính vay vốn, có rất nhiều hình thức vay từ vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiêu dùng, vay theo tăng trưởng doanh thu… thì vay trả góp dường như không còn được chú ý nhiều như trước. Vay trả góp ngân hàng yêu cầu nhiều loại thủ tục, hồ sơ, và thời gian phê duyệt cũng chậm hơn một số hình thức vay vốn khác.
Tuy nhiên với vay trả góp, khi bạn nhận một khoản tiền vay cố định và hoàn trả cả gốc và lãi trong một khung thời gian nhất định, giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu và với lãi suất phẳng, có thể là lợi thế để doanh nghiệp của bạn phát triển.
Một số người cho rằng họ thích vay trả góp hơn các hình thức khác vì vay trả góp có điều khoản thanh toán dễ hiểu. Họ có thể biết cách để bán sản phẩm, dịch vụ, nhưng họ không phải là CFO. Hình thức vay trả góp giúp họ hiểu rõ sẽ cần thanh toán chính xác bao nhiêu và lên kế hoạch chi phí cho khoản vay.
Vay Trả Góp Ngân Hàng Diễn Ra Như Thế Nào
Vay trả góp ngân hàng diễn ra giống như một khoản vay thế chấp: Bạn vay một khoản tiền và phải thanh toán nợ (gốc và lãi) trong khung thời gian 12, 24, 36, 48, hoặc 60 tháng (đôi khi có thể kéo dài hơn). Lãi suất vay trả góp thường là lãi suất phẳng và được ấn định ngay từ khi ký hợp đồng vay. Bạn có thể vay trả góp cho nhiều mục đích: từ mua nhà xưởng, mua sắm thiết bị, bổ sung vốn lưu động kinh doanh, hợp nhất các khoản nợ… đến tiêu dùng cá nhân.
Các Hình Thức Vay Trả Góp Ngân Hàng
Vay trả góp ngân hàng có thể phân loại thành hai nhóm chính: nhóm vay theo mục đính cá nhân và nhóm vay doanh nghiệp (có thể chia làm khách hàng SME, khách hàng tổ chức, khách hàng thể chế tài chính).
Vay trả góp ngân hàng dành cho cá nhân
Vay trả góp thế chấp
Hình thức vay trả góp này cần sử dụng tài sản làm thế chấp, ví dụ như bất động sản, giấy tờ có giá trị như chứng chỉ tiền gửi. Bên vay cần chứng minh khả năng thanh toán, thông thường ngân hàng cho vay từ 50% -60% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Lãi suất vay trả góp thế chấp thường thấp hơn so với vay tín chấp.
Vay tín chấp
Hình thức này thường yêu cầu bạn có thu nhập ổn định, dựa vào bảng lương trả qua ngân hàng và không yêu cầu tài sản làm thế chấp. Lãi suất vay tín chấp ngân hàng thường cao, phụ thuộc vào điểm tín dụng của bạn và địa điểm cho vay. Bạn có thể tham khảo thêm về vay tín chấp ngân hàng nào dễ nhất, tốt nhất, lãi suất thấp nhất ở bài viết này.
Vay trả góp ngân hàng dành cho doanh nghiệp
Vay ngắn hạn
Các khoản vay có thời hạn dưới 2 năm được dùng cho cho nhiều mục đích như: tài trợ vốn lưu động, vay tài trợ dự án, vay mua hàng hóa dự trữ và các nhu cầu vốn ngắn hạn khác.
Vay trung hạn
Các khoản vay có thời hạn từ 2 - 5 năm, được dùng để đầu tư trang thiết bị hoặc mở rộng vốn kinh doanh.
Vay dài hạn
Các khoản vay từ trên 5 năm, thường liên quan đến những hạng mục lớp hơn như mua sắm tài sản doanh nghiệp, mua nhà xưởng, xe cộ, máy móc.
Các khoản vay có thời hạn thanh toán càng dài thường sẽ có lãi suất vay trả góp cao hơn và khó được duyệt hơn. Lý do là vì bên cho vay sẽ có thể gặp rủi ro cao cho khoản vay 5 năm hơn là khoảng vay 12 tháng, do đó họ sẽ tính lãi suất cao.
Dù bạn vay trả góp ngân hàng cho mục đích gì, hãy đảm bảo là bạn sẽ sử dụng tất cả vốn vay trong thời gian hoàn vốn. Nếu bạn không sử dụng hết vốn vay, thì vay trả góp có thể không phải là lựa chọn phù hợp.
Để Hồ Sơ Vay Trả Góp Được Phê Duyệt, Bạn Cần Chuẩn Bị Những Gì
Vay trả góp ngân hàng yêu cầu bạn chuẩn bị hồ sơ phức tạp hơn một số hình thức vay khác. Tất cả các địa điểm cho vay như ngân hàng, tổ chức tín dụng đều có hình thức vay trả góp, tuy nhiên bên đi vay cần có điểm tín dụng cao, có cơ hội tăng trưởng mạnh, và yêu cầu này càng nghiêm ngặt hơn nhất là vào thời điểm kinh tế đang suy thoái vì bên cho vay có thể gặp rủi ro cao hơn thời kỳ kinh tế phát triển.
Nói cách khác, hiện nay nếu bạn muốn vay trả góp ngân hàng, bạn cần có điểm tín dụng doanh nghiệp cao, một kế hoạch kinh doanh khả thi và chấp nhận thế chấp tài sản nếu bên cho vay yêu cầu.
“Nếu bạn có tài sản, thiết bị, bất động sản, hoặc các khoản có thể thu làm thế chấp, vay trả góp ngân hàng sẽ phù hợp với bạn. “
Điểm tín dụng
Bên cho vay không muốn gặp rủi ro, do đó cơ hội bạn có thể vay trả góp ngân hàng với lãi suất thấp sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc bạn chứng minh được khả năng trả nợ. Do đó, điểm tín dụng cá nhân và điểm tín dụng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Trừ khi doanh nghiệp của bạn đã kinh doanh nhiều năm và có tốc độ tăng trưởng ổn định, thì ngân hàng sẽ cần xem xét đến điểm tín dụng cá nhân của bạn để đánh giá năng lực trả nợ. Thường thì ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu điểm tín dụng cao, trong khi một số bên cho vay khác tập trung vào nhóm doanh nghiệp muốn vay nhưng có điểm tín dụng thấp.
Tài sản thế chấp
Vay trả góp ngân hàng thường là vay thế chấp, do đó bạn cần chuẩn bị tài sản thế chấp trong hồ sơ vay: ví dụ như bất động sản, thiết bị, các khoản có thể thu…
Bảo lãnh cá nhân
Đôi khi, ngân hàng yêu cầu phải có bảo lãnh cá nhân, nghĩa là khi bên đi vay mất năng lực trả nợ thì sẽ có một cá nhân (ví dụ: giám đốc, chủ doanh nghiệp…) sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về khoản nợ vay.
Kế hoạch kinh doanh
Nếu bạn vay trả góp phục vụ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng, chính xác, chi tiết, để bên cho vay xem xét và đánh giá.
Các giấy tờ cá nhân và doanh nghiệp
Một số loại giấy tờ bạn có thể phải chuẩn bị sẵn từ trước như:
- CMND, CCCD
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Báo cáo thuế
- Kế hoạch kinh doanh
Những Ngân Hàng Cho Vay Trả Góp Lãi Suất Thấp
Cùng tham khảo bảng so sãnh lãi suất vay trả góp ngân hàng dưới đây để tìm ra ngân hàng có lãi suất vay tốt nhất nhé.
Ngân hàng có lãi suất vay tốt nhất hiện nay
Ngân hàng | Vay tín chấp (%/năm) | Vay thế chấp (%/năm) |
VIB | 17 | 8,8 |
Sacombank | 9,5 | 7,5 – 8,5 |
VPBank | 20 | 6,9 – 8,6 |
ACB | 27 | 7,5 – 9,0 |
VietinBank | 9,6 | 7,7 |
Maritime Bank | 10 – 17 | 6,99 – 7,49 |
Vietcombank | 10,8 – 14,4 | 7,5 |
Bản Việt | 17-18 | 6.5 |
BIDV | 11,9 | 6,6 – 7,8 |
TPBank | 17 | 6,9 – 9,9 |
Ngân hàng có lãi suất vay thế chấp sổ đỏ tốt nhất
Ngân hàng | (%/năm) | Tỷ lệ cho vay | Phí trả nợ trước hạn |
Techcombank | 6.7 | 95% giá trị TSĐB | Tối đa 08 năm |
TPbank | 6.9 | 70% giá trị TSĐB | Tối đa 10 năm |
Vietinbank | 7 | 70% giá trị tài sản đảm bảo | 2% tính trên số tiền trả trước |
HSBC | 7 | 60% giá trị tài sản đảm bảo | 3% tính trên số tiền trả trước |
Agribank | 7,5 | 80-85% giá trị tài sản đảm bảo | – |
Vietcombank | 7,7 | 70% giá trị tài sản đảm bảo | 1% tính trên số tiền trả trước |
Vietcapital | 8 | 70% giá trị tài sản đảm bảo | 3% tính trên số tiền trả trước |
VPBank | 9,6 | 75% giá trị tài sản đảm bảo | 4% tính trên số tiền trả trước |
Sacombank | 12,3 | 100% giá trị tài sản đảm bảo | 2% tính trên số tiền trả trước |
VIB | 10,2 | 70% giá trị tài sản đảm bảo | 3% tính trên số tiền trả trước |
BIDV | 11 | 80% giá trị tài sản đảm bảo | Miễn phí |
Ngân hàng có lãi vay sản xuất kinh doanh thấp nhất hiện nay
Ngân hàng | Lãi suất vay thấp nhất (%/năm) |
Vay kinh doanh ngân hàng Vietinbank | 7,7 - 9,5 |
Vay kinh doanh ngân hàng VPBank | 7,9 - 8,6 |
Vay kinh doanh ngân hàng Techcombank | 5,99 - 7,49 |
Ngân hàng Vietcombank | 6,0 |
Vay kinh doanh ngân hàng SHB | 8 - 8,5 |
Vay kinh doanh ngân hàng Đông Á | 5,5 |
Vay kinh doanh ngân hàng OCB | 5,99 |
Vay kinh doanh ngân hàng BIDV | 6,5 |
Vay kinh doanh ngân hàng Eximbank | 8 - 9,0 |
Vay kinh doanh ngân hàng ACB | 9,8 |
Những Điều Quan Trọng Khi Vay Trả Góp Ngân Hàng
Vay trả góp ngân hàng là phương án khả thi nếu bạn lựa chọn được bên cho vay tốt nhất. Bạn sẽ không muốn vay trả góp với lãi suất cao và có nhiều phí ẩn. Do đó, hãy lưu ý đến tất cả các chi phí đi kèm với khoản vay.
Một trong những điều bạn phải lưu ý trước khi ký hợp đồng vay là liệu bên cho vay có tiết lộ toàn bộ các khoản phí, phạt hay không? Bạn có thể sẽ gặp trường hợp bên cho vay có mức lãi suất thấp, nhưng khi xem xét cụ thể điều khoản vay thì lại có rất nhiều khoản phí ẩn. Đôi khi, khoản lãi suất thấp chỉ được hưởng trong 3 tháng đầu và sau đó là lãi suất thậm chí cao gấp đôi.
Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi
Nếu bạn đang kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh phần mềm, SaaS hoặc các dịch vụ trực tuyến, hãy tạo tài khoản Jenfi để nhận các gói vay lên đến 10 tỷ VND, không thế chấp và lãi suất thấp hơn cả vay theo bảo hiểm nhân thọ.
Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:
- Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
- Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
- Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!