Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi




Chỉ số IRR là gì? Công thức tính chỉ số IRR?
IRR là khái niệm thường gặp trong các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số giúp nhà đầu tư phân tích được khả năng lợi nhuận cũng như đánh giá hiệu quả của một số dự án. Vậy chỉ số IRR là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi.vn tìm hiểu về ý nghĩa của IRR và cách tính IRR chính xác nhất.
IRR là gì?
IRR là viết tắt của cụm từ Internal Rate Of Return, được hiểu là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
Nói một cách dễ hiểu, IRR chính là lãi suất hiệu quả đầu tư, là lợi nhuận thu về của một dự án mà doanh nghiệp thực hiện.
Ví dụ một dự án có IRR = 20% tức là dự án này có tỷ lệ hoàn vốn đạt 20% trong cả quá trình đầu tư thực hiện dự án.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu IRR là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến của một dự án đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để ước tính được khả năng sinh lời của dự án, có nên đầu tư vào dự án hay không.
Trong phân tích dòng tiền chiết khấu, chỉ số IRR còn là tỷ lệ chiết khấu, làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của tất cả các dòng tiền các dự án mà doanh nghiệp đang thực hiện bằng 0.
Khi tính IRR, sẽ loại trừ đi các yếu tố tác động bên ngoài như lạm phát, chi phí vốn, vì vậy IRR là con số mang tính chất nội bộ.
Ý nghĩa của chỉ số IRR
Chỉ số IRR có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư.
- Nếu chỉ số IRR lớn hơn hoặc bằng vốn đầu tư dự án thì có nghĩa là dự án đó có khả năng sinh lợi nhuận. Ngược lại, chỉ số IRR nhỏ hơn vốn, tức là dự án không thực sự khả thi vì có thể sẽ bị lỗ.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều dự án, ban lãnh đạo sẽ dựa vào kết quả phân tích chỉ số IRR của các dự án trên cơ sở tương đối đồng đề để tiến hành thực hiện dự án theo thứ tự IRR từ cao đến thấp, tức là dự án nào có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn thì thực hiện trước.
- Ngoài ra, IRR cũng sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chỉ tập trung vào 1 dự án có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất hay chia nhỏ số vốn ra để thực hiện nhiều dự án khác nhau trong cùng một thời điểm.
Đánh giá ưu nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Công thức tính IRR là gì?
Công thức để tính chỉ số IRR là:
IRR = r1 + NPV1NPV1 - NPV2 (r2 – r1)
Trong đó:
- r1 là tỷ suất chiết khấu có giá trị nhỏ hơn.
- r2 là tỷ suất chiết khấu có giá trị lớn hơn
- NPV1 - Net Present Value: Giá trị hiện tại thuần dương nhưng gần với mức 0 và được tính theo r1
- NPV2: Giá trị hiện tại thuần âm nhưng gần với mức 0 và tính theo r2
Ngoài ra, chúng ta có thể tính IRR theo một công thức khác. Vì IRR còn là giá trị chiết khấu khiến cho NPV của dòng tiền bằng 0, cho nên ta có thể tính IRR theo giá trị của phương trình NPV = 0. Cụ thể như sau:
Trong đó:
- t là thời gian tính dòng tiền.
- n là thời gian thực hiện toàn bộ dự án.
- r là tỷ lệ chiết khấu.
- Ct là dòng tiền thuần tại mốc thời gian t.
- C0 là chi phí ban đầu khi thực hiện dự án.
Mặt hạn chế của chỉ số IRR
Điểm hạn chế của chỉ số IRR chính là nó không thể đo lường được chính xác tuyệt đối lợi nhuận của dự án đầu tư.
Hiểu chính xác là cách tính IRR có thể khiến nhà đầu tư đánh giá nhầm hiệu quả của một số dự án khi so sánh với nhau, có thể ưu tiên dự án nhỏ hơn những dự án lớn. Từ đó dẫn đến trường hợp bỏ lỡ một số dự án có lợi nhuận tốt hơn.
Do đó, khi đánh giá IRR, nhà đầu tư cũng cần quan tâm để NPV.
Một điểm hạn chế nữa của IRR là nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian. Tức là:
- Dự án có thời gian ngắn hạn có thể sẽ cho ra kết quả chỉ số IRR cao, khiến chúng ta đánh giá nhầm đây là dự án tiềm năng nhưng thực tế NPV của dự án này có thể sẽ thấp.
- Dự án có thời gian dài hạn mà tính ra chỉ số IRR thấp nhưng lợi nhuận ổn định và có thể giúp doanh nghiệp có thể khoản tiền lời theo thời gian.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về bản chất IRR là gì? Chỉ số IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ không phụ thuộc vào lạm phát, chi phí vốn hoặc các tác động bên ngoài. Nó chính là cơ sở để nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lời của một dự án.
Cùng Jenfi khám phá thêm chuỗi bài viết về kinh doanh căn bản để vận hành doanh nghiệp của bạn hiệu quả hơn. Đăng ký bài viết từ Jenfi để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào nhé!