Đăng ký nhận bảng tin từ chứng tôi




NFT là gì? Kiến thức toàn tập A – Z về NFT 2022
NFT là gì? Các mã thông báo không thể thay thế, NFT (Non Fungible Token), là một trong những trường hợp ứng dụng trên thị trường tiền điện tử nổi bật nhất trong năm vừa qua. Sau khi một bức ảnh ghép của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple được đấu giá và bán thành công với số tiền khổng lồ 69,3 triệu đô la – NFT đã bất ngờ thu hút sự chú ý của thế giới.
Beeple 5000 days – tác phẩm ảnh ghép có giá trị 69 triệu USD
Xuất hiện từ 2014, nhưng mãi đến 2017- 2021 thì NFT – Non Fungible Token, mới trở thành cơn sốt toàn cầu, tạo ra một sân chơi hoàn toàn mới trên thị trường crypto.
Vậy NFT là gì? Game NFT là gì? Có phải NFT là một thị trường đầu tư tốt, hay chỉ là trào lưu sớm tàn?
Hãy cùng jenfi.vn giải đáp những thắc mắc về NFT, NFT token và những dự đoán về tương lai của thị trường NFT.
Vậy, NFT là gì?
Nói một cách đơn giản, NFT là công nghệ chuyển đổi các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, những món đồ sưu tầm, vật phẩm trong game thành các tài sản có một không hai, có thể kiểm chứng và có thể giao dịch trên blockchain một cách dễ dàng.
NFT mang lại lợi nhuận rất lớn đối với nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ, người có ảnh hưởng (influencer), các game thủ.. Khi các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả số tiền khổng lồ để sở hữu tác phẩm dưới dạng NFT mang tính độc nhất, không thể sao chép.
Ví dụ: tweet đầu tiên của Jack Dorsey (CEO của Twitter) được bán với giá 2,9 triệu đô la.
Video clip một cú nhảy của LeBron James được bán với giá hơn 200.000 đô la
Một bức ảnh GIF “Nyan Cat” đã có tuổi đời một thập kỷ với giá 600.000 đô la.
Tại sao NFT lại đặc biệt và thu hút nhà đầu tư?
Non Fungible Token, NFT (Các mã thông báo không thể thay thế), là các phần nội dung kỹ thuật số được liên kết với nền tảng blockchain, cơ sở dữ liệu kỹ thuật số của các loại tiền điện tử như bitcoin, ethereum, solana…
Trong khi các loại tiền điện tử có thể thay thế được (ví dụ: bạn có thể đổi 1 Eth này lấy 1 Eth khác, và về bản chất 2 Eth này hoàn toàn giống nhau), các NFT tồn tại như phiên bản độc nhất, có nghĩa là không có hai NFT nào giống nhau.
Ví dụ như trường hợp những thẻ sưu tập Pokemon, những đồng tiền xưa quý hiếm: NFT tạo ra sự khan hiếm trên thị trường sưu tập – và còn có blockchain để xác thực hàng thật và hàng giả.
Vì là tài sản ở dạng kỹ thuật số, NFT có thể ở nhiều định dạng như: GIF (ảnh động), tweet, token NFT, hình ảnh của các tác phẩm vật lý, token trong trò chơi điện tử (NFT game), bất động sản ảo và nhiều thứ khác.
Cách mua NFT
Về cơ bản, bất kỳ ai cũng có thể mua NFT với 3 bước đơn giản:
Bước 1: Mua tiền điện tử như Ethereum
Vì hầu hết các NFT được xây dựng trên blockchain Ethereum, và hầu hết các thị trường NFT chấp nhận Ethereum để thanh toán. Do đó, bạn cần mua token Ethereum trên các sàn giao dịch tiền điện tử, gửi tiền điện tử Ethereum vào ví MetaMask của bạn.
Các sàn tiền điện tử uy tín để mua Ethereum bạn có thể tham khảo như: Coinbase, Binance.
Bước 2: Kết nối MetaMask của bạn với OpenSea hoặc thị trường NFT khác
Có rất nhiều thị trường để mua và bán NFT và mỗi thị trường sẽ có các tác phẩm NFT khác nhau. Các thị trường NFT phổ biến bao gồm:
- OpenSea
- Binance NFT marketplace
- SuperRare
- Nifty Gateway
- NBA Top Shot
Bước 3: Mua NFT bạn muốn
Sau khi đã kết nối ví tiền điện tử với sàn giao dịch NFT, bạn có thể lựa chọn và mua bất kỳ NFT nào mình muốn một cách dễ dàng. Trong khi hầu hết thị trường bán NFT dưới dạng đấu giá (auction), một số khác bán với giá cố định.
Làm thế nào để bán NFT của bạn?
Về cơ bản, bạn sẽ tải tác phẩm kỹ thuật số của mình lên thị trường NFT (liệt kê bên trên), sau đó làm theo hướng dẫn và thanh toán phí cho sàn giao dịch để chuyển tác phẩm thành NFT.
Game NFT – Trường hợp ứng dụng thành công nhất của công nghệ NFT là gì
Game NFT là những trò chơi điện tử được xây dựng trên blockchain. Ở mỗi tựa game sẽ sử dụng các token (tiền điện tử) riêng để thanh toán cho các tính năng trong game, xây dựng nhân vật, mua sắm tài sản ảo.
Trong đại dịch Covid, Game NFT thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người vì vừa có thể ở nhà giải trí, vừa có thể kiếm thu nhập cao ngất ngưởng. Lịch sử game NFT có thể chia làm 3 giai đoạn:
Cryptopunks: giai đoạn 2017
Sau thành công của Rare Pepes, John Watkinson và Matt Hall quyết định tạo ra một dự án chung gồm 10.000 nhân vật trên Ethereum với tên là Cryptopunks. Một bức ảnh thậm chí đã đạt mốc 7,5 triệu đô la, trở thành tác phẩm NFT có giá cao nhất từ trước đến nay.
CryptoPunk #3100 tác phẩm được mua vào tháng 3 năm 2021 với giá 4.200 ETH, khoảng 7,5 triệu USD.
CryptoKitties: giai đoạn 2017-2018
CryptoKitties là NFT game trên blockchain cho phép người chơi nhận nuôi, nhân giống và buôn bán mèo ảo từ ví tiền điện tử.
Trò chơi này được giới thiệu trong cuộc thi hackathon lớn nhất thế giới dành cho hệ sinh thái Ethereum. Với hơn 400 nhà phát triển tham dự, đây là nơi hoàn hảo để giới thiệu CryptoKitties đến nhà đầu tư. Dự án này phổ biến đến mức mọi người đã kiếm được lợi nhuận kinh khủng khi buôn bán mèo NFT.
Game NFT giai đoạn 2018-2020: Decentraland (MANA), ENFI và Axie Infinity
Trong Decentraland, game thủ có thể khám phá, xây dựng, chơi trò chơi, thu thập vật phẩm và hơn thế nữa. Hãy tưởng tượng như bạn đang chơi game Minecraft, nhưng bất cứ thứ gì bạn xây dựng, tìm và kiếm được ở Decentraland, bạn sẽ sở hữu chúng và có thể bán lại với giá cao.
Một mảnh đất trên Decentraland được bán với giá 2,4 triệu USD
Ngay sau đó, các nền tảng và trò chơi với Enjin Coin (ENJ) bắt đầu nổi lên, một nền tảng blockchain cho phép những người chơi game mã hóa các vật phẩm trong trò chơi thành NFT và trao đổi với nhau. Tương tự như vậy, Axie Infinity (AXS) là trò chơi chiến đấu và giao dịch dựa trên blockchain.
Sự bùng nổ NFT năm 2021: Cardano, Solana, Tezos, Flow
Vào năm 2021, NFT trở thành từ khóa số 1 trong danh sách tìm kiếm về crypto. Các Blockchains khác như Cardano, Solana, Tezos, Flow, v.v. bắt đầu tham gia vào thị trường Game NFT với blockchain của riêng họm, tạo lập những kỷ lục mới về NFT.
Vào đầu quý II của 2021, lượng mua NFT tăng kinh ngạc đến mức các phương tiện truyền thông chính thống gọi đây là là bong bóng khổng lồ sắp vỡ.
Tương tự như vậy, quý IV năm 2021, nhu cầu NFT tăng đáng kể, đặc biệt là trong ngay sau khi Facebook thông báo đổi tên thành Meta và chuyển sang metaverse.
NFT trong 2022 về sau
Bất chấp sự phát triển vượt bậc gần đây của NFT, tôi tin rằng không gian này vẫn còn non trẻ và còn nhiều dư địa để phát triển. Trên thực tế, tôi tin rằng NFT sẽ phát triển khi ngày càng có nhiều người nhận ra tác động NFT sẽ mang đến trong hầu hết các lĩnh vực hiện tại trong đời sống.
Trong tương lai, NFT có thể được sử dụng để mã hóa bất kỳ tài sản nào trong thế giới thực, ví dụ như bất động sản, tài sản doanh nghiệp,… làm cho quyền sở hữu tài sản vô cùng minh bạch. Các NFT có thể cực kỳ có giá trị đối với bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu doanh nghiệp. Rõ ràng công nghệ NFT có tiềm năng thay đổi toàn bộ về vấn đề sở hữu tài sản, và chúng ta chỉ mới ở bước đầu của quá trình thử nghiệm.
Kết luận
Hy vọng với bài viết này, Jenfi Capital đã cung cấp cho bạn những hiểu biết căn bản nhất về NFT là gì, những ứng dụng của NFT trong đời sống hiện nay như thị trường sưu tập và game, cũng như tiềm năng của công nghệ NFT trong đời sống thực về sau.