Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi




Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam
Tính đến 12/2021, số lượng công ty hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ (gọi tắt là SME) chiếm đến 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước. Với số lượng áp đảo, các doanh nghiệp SME đóng góp rất lớn vào sản lượng và thị trường việc làm. Theo đó, nhà nước có nhiều cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp SME trong hành lang luật pháp, đào tạo công nghệ, và đặc biệt quan trọng là tín dụng doanh nghiệp ưu đãi cho SME.
Tuy nhiên, làm sao để biết được doanh nghiệp của bạn có phải là SME hay không? Tiêu chí nào dùng để đánh giá và xác nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ? Và, nếu như bạn là chủ của doanh nghiệp SME, bạn có thể hưởng những ưu đãi nào tại Việt Nam? Bài viết hôm nay từ Jenfi.vn sẽ giải đáp những băn khoăn kể trên.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, số lượng lao động và doanh thu được xếp vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay thường được gọi là SMEs (viết tắt từ Small-Medium Businesses).
Các doanh nghiệp SMEs được phân thành 3 nhóm nhỏ: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, và doanh nghiệp quy mô vừa.
Ở mỗi quốc gia sẽ áp dụng tiêu chí phân loại doanh nghiệp SMEs khác nhau. Riêng tại Việt Nam, chính phủ đã có nghị định riêng để phân loại các doanh nghiệp SMEs: Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ – SME
Trên thế giới
Theo Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp SME được phân loại như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lượng lao động dưới 10 người
- Doanh nghiệp nhỏ: số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người; nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ.
- Doanh nghiệp vừa: số lượng lao động từ 200 đến 300 người; nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Tại Việt Nam
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Chính phủ quy định về doanh nghiệp SME như sau:
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; tổng doanh thu năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ: tùy theo ngành nghề mà tiêu chí sẽ khác nhau
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
- Thương mại, dịch vụ: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người, tổng doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vừa
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, tổng doanh thu năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
- Thương mại, dịch vụ: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, tổng doanh thu năm không quá 300 tỷ đồng, hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
Như vậy, tại Việt Nam thì tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phụ thuộc ngành nghề. Những ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông thì số lượng lao động có thể nhiều gấp đôi so với lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam
Nếu doanh nghiệp của bạn đủ tiêu chí để được phân loại là doanh nghiệp SME, thì đây sẽ là tin tốt dành cho bạn: Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nhiều loại ưu đãi, hỗ trợ từ chính sách quốc gia. Theo luật, có 8 loại hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được từ phía Nhà nước.
- Hỗ trợ tín dụng
- Hỗ trợ thuế, kế toán
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
- Hỗ trợ công nghệ
- Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
- Hỗ trợ mở rộng thị trường
- Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Thêm vào danh sách này, nếu doanh nghiệp của bạn vừa chuyển từ hộ kinh doanh sang SME, bạn còn có thể tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị để hưởng thêm nhiều ưu đãi khác.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hoạt động dưới dạng start-up, bạn còn thể thể vay lãi suất thấp từ quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Nếu bạn đang tìm các gói hỗ trợ từ nhà nước cho doanh nghiệp SME, bạn có thể xem chi tiết một số chương trình nổi bật tại đây:
- Quỹ Phát triển DNNVV và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng
- Quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) cho SME
- Đề án 844”- hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia
- Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam
- Chương trình nâng cao tay nghề cho người lao động
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Jenfi – Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, Jenfi đã nỗ lực để đổi mới cách tiếp cận vốn vay, giúp bạn có thể vay vốn đơn giản và linh hoạt hơn hình thức vay vốn doanh nghiệp truyền thống.
Cụ thể, thay vì yêu cầu bạn phải cung cấp hàng loạt giấy tờ như:
- Tài sản thế chấp
- Hồ sơ kế toán
- Kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch sử dụng vốn
Jenfi chỉ cần đánh giá chỉ số tăng trưởng doanh thu để duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Nhờ vậy, bạn có thể nhận vốn vay lên đến 10 tỷ VND trong thời gian cực ngắn, cùng với kế hoạch hoàn vốn linh hoạt, không phí ẩn (phí thẩm định, phí pháp lý, vâng vâng).
Nếu bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, nhập hàng hóa, hay triển khai các chương trình tiếp thị, hãy đăng ký ngay với Jenfi để chuẩn bị dòng tiền tốt nhất cho kinh doanh trong 2022 nhé!
Đăng Ký Thẩm Định Ngay, Phê Duyệt Trong 23 Giờ